Chúng ta thường bắt gặp những sản phẩm kim loại sáng bóng, bền bỉ trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có bao giờ tự hỏi lớp áo bảo vệ sáng bóng ấy được tạo ra từ đâu không? Đó chính là lớp xi mạ hoá chất kẽm, một thành quả của công nghệ xi mạ. Vậy mạ kẽm là gì ứng dụng của hóa chất xi mạ kẽm này đóng vai trò như thế nào trong quá trình này? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn và những ứng dụng quan trọng của nó trong công nghiệp.
I. Khái niệm kẽm là gì?
Kẽm là một nguyên tố kim loại có ký hiệu Zn và có số nguyên tử là 30.
Đây là một nguyên tố có màu trắng xanh, óng ánh nhưng hầu hết kèm thương mại đều có màu xám xỉn.Tinh thể của kẽm được phân bố loãng hơn sắt, và có cấu trúc tinh thể 6 phương, kết cấu lục giác không đều.
Là một kim loại cứng và giòn ở tất cả các nhiệt độ, nhưng mà rất dễ uốn ở nhiệt độ từ 100 đến 150 °C. Kim loại này sẽ trở nên giòn nếu trên 210 °C và bạn cũng có thể tán nhỏ được bằng lực được.
So với phần lớn các kim loại khác, kẽm có nhiệt độ nóng chảy và sôi tương đối thấp. Cụ thể, kẽm chỉ cần 419,5°C để bắt đầu nóng chảy và 907°C để sôi. Điều này khiến kẽm có những đặc tính khác biệt so với các kim loại chuyển tiếp khác, ngoại trừ thủy ngân và cadimi, vốn có điểm sôi còn thấp hơn.
Zn có khả năng dẫn điện tốt, và là một chất khoáng vi lượng cho sức khỏe con người và sinh vật, đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi và của trẻ nhỏ sau khi được sinh ra.
II. Tổng quan chung về mạ kẽm
1. Khái niệm mạ kẽm là gì?
Mạ kẽm là quá trình phủ một lớp kẽm lá lên bề mặt của kim loại nằm tạo ra một lớp bảo vệ, giúp chống lại khả năng ăn mòn của kim loại khi tiếp xúc lâu ngoài không khí, giúp nâng cao chất lượng cùng với thẩm mỹ cho sản phẩm.
Các phương pháp mạ kẽm phổ biến:
– Mạ kẽm nhúng nóng: Đây là phương pháp phổ biến nhất, trong đó vật liệu cần mạ được nhúng vào bể kẽm nóng chảy.
– Điện phân: Dùng dòng điện để đưa các ion kẽm bám vào bề mặt kim loại cần mạ.
– Mạ kẽm phun: Phun lớp kẽm dạng bột lên bề mặt vật liệu.
2. Ưu và nhược điểm của mạ kẽm
**Ưu điểm
– Mạ kẽm là lớp áo giáp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Lớp kẽm bên ngoài sẽ trực tiếp tiếp xúc và phản ứng với môi trường, ngăn chặn kim loại bên trong bị oxi hóa.
– Lớp mạ kẽm có nhiều màu sắc khác nhau, từ màu trắng bạc sáng bóng đến các tông màu xám xỉn. Mỗi màu sắc là kết quả của một quy trình mạ riêng biệt, tuy nhiên, khả năng chống ăn mòn của chúng vẫn đảm bảo chất lượng tương đương.
– So với các phương pháp bảo vệ khác như sơn phủ, mạ kẽm thường có chi phí thấp hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn.
– Kẽm là một kim loại không độc hại, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm.
**Nhược điểm
– Trong môi trường có tính axit cao, lớp mạ có thể bị ăn mòn.
– Quá trình này đòi hỏi kỹ thuật cao để đảm bảo chất lượng lớp mạ.
III. Ứng dụng của xi mạ kẽm trong công nghiệp
Hiện nay, xi mạ kẽm được xem là giải pháp tối ưu để tăng cường độ cứng, bảo vệ bề mặt, ngăn ngừa hiệu quả quá trình oxy hóa và ăn mòn cho vật liệu.
Nhờ khả năng bám dính tốt và độ bền cao, lớp mạ kẽm đã trở thành giải pháp tối ưu để bảo vệ các sản phẩm kim loại trong các ngành công nghiệp, góp phần kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Các loại vật liệu sử dụng phương pháp xi mạ như là bulong, ốc vít, sắt thép hình chữ U, chữ V, giàn giáo xây dựng, linh kiện chi tiết máy móc, thiết bị …
Qua bài viết này, chúng ta đã khám phá được những ứng dụng đa dạng và tiềm năng của mạ kẽm trong công nghiệp. Với khả năng bảo vệ kim loại hiệu quả, không chỉ đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ nano và vật liệu mới, hứa hẹn sẽ mang đến những đột phá mới, mở ra những chân trời ứng dụng rộng mở hơn nữa.
Nếu bạn muốn tìm hiểu hay muốn mua các hoá chất xi mạ khác thì liên hệ ngay vào số hotline của hóa 0911.793.888 chất Thiên Lộc để được hỗ trợ mua hàng nhé!